Kinh nghiệm đi Yên Tử Quảng Ninh

Chùa Hoa Yên có tên cũ là chùa Vân Yên, dân gian thường gọi là chùa Cả, chùa Chính hay chùa Yên Tử. Chùa Hoa Yên là ngôi chùa lớn, to và đẹp nhất trong khu di tích danh thắng Yên Tử. Đây là nơi chứng kiến đức vua Trần Nhân Tông sau khi dứt bỏ hồng trần đã hướng tâm về nơi Phật pháp và lập ra Thiền phái riêng mà ngày nay mọi người vẫn gọi là Thiền phái Trúc Lâm.

Chùa Hoa Yên tọa lạc trên núi Yên Tử ở độ cao 516m do Thiền sư Hiện Quang khai sơn. Ngài là đệ tử nối pháp của Thiền sư Thường Chiếu. Kế tiếp Thiền sư Hiện Quang là Quốc sư Trúc Lâm, Quốc sư Đại Đăng, Thiền sư Tiêu Diêu, Thiền sư Huệ Tuệ, Đại Đầu Đà Trúc Lâm tức Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông.

Chùa Đồng là nơi dừng chân cao nhất của du khách. Chùa được khởi dựng vào thời Hậu Lê với tên gọi “Thiên Trúc Tự”. Chùa Đồng được đúc hoàn toàn bằng đồng nguyên chất cao 3m, rộng 12m2 và nặng 60 tấn. Từ năm 2010, tại khu vực Chùa Đồng đã khởi công và khánh thành bức tượng đồng Phật Hoàng Trần Nhân Tông ngồi trên bệ được làm bằng bê tông cốt thép ốp đá điêu khắc

Kinh nghiệm đi Yên Tử Quảng Ninh
Kinh nghiệm đi Yên Tử Quảng Ninh

Phương tiện du lịch Yên Tử Quảng Ninh từ Hà Nội

–Bạn có thể dùng phương tiện cá nhân để đến Yên Tử. Nếu không có xe ô tô, bạn có thể liên hệ tới dịch vụ Cho thuê xe 29 chỗ đi Yên Tử Quảng Ninh của Thuê xe Vạn An.

Từ thủ đô, bạn có thể đi theo hai hướng Hà Nội – Hải Phòng hoặc Hà Nội – Uông Bí.

+ Nếu đi theo hướng Hà Nội – Uông Bí, bạn đi lên cầu Chương Dương – Nguyễn Văn Cừ – Bắc Ninh, sau đó chạy quốc lộ 8, đi qua đền Trình và đi tiếp tới Yên Tử.

+ Nếu đi hướng Hà Nội – Hải Phòng: Bạn đi quốc lộ 5 tới Quán Toan, sau đó đi thẳng, rẽ trái ở đoạn ngã 3 thứ nhất, rồi lại rẽ trái tiếp ỡ ngã 4, bạn sẽ đến cầu Kiều. Tiếp tục đi dọc quốc lộ 10, bạn đi một đoạn, rẽ trái, đi tiếp khoảng 2 km nữa sẽ tới Yên Tử.

– Đi Yên Tử bằng xe khách: Hiện nay các bến xe ở Hà Nội như Mỹ Đình đều có xe về Quảng Ninh, tuy nhiên nếu đi xe khách vào dịp lễ bạn có thể gặp cảnh xe đông, nhồi nhét khách và không được chủ động trong chuyến hành trình.

Kinh nghiệm đi Yên Tử Quảng Ninh
Kinh nghiệm đi Yên Tử Quảng Ninh

Đường lên Yên Tử

Có 2 cách để lên tới đỉnh núi Yên Tử, bạn đi cáp treo chạy thẳng lên tới chùa Hoa Yên hoặc có sức khỏe tốt, bạn cũng có thể leo bộ hơn nghìn bậc đá (khoảng hơn 6 km) để lên núi. Tuy nhiên, với độ cao như vậy, khi leo bộ chúng tôi khuyên bạn nên chuẩn bị đủ nước và đồ ăn để bổ sung năng lượng dọc đường.

Tham quan Yên Tử

Điểm đến đầu tiên khi bạn bắt đầu cuộc hành trình chinh phục hàng nghìn bậc thang Yên Tử chính là ngôi chùa Giải Oan (hay còn gọi là Chùa Hạ). Tiếp đến, bạn sẽ lên chùa Trung – Hoa Yên (hay chùa Cả) ở độ cao 543 m với khung cảnh cổ kính với các cây tùng cổ xưa được trồng từ khi vua Trần Nhân Tông lên đây tu hành.

Lên cao nhất là chùa Đồng ở độ cao 1.068 m, chùa được xây dựng từ thời Hậu Lê với tên gọi ban đầu là Thiên Trúc Tự. Ngày nay ngôi chùa này là nơi thờ đức phật Thích Ca Mâu Ni và 3 vị sư tổ thiền phái Trúc Lâm.

Kinh nghiệm đi Yên Tử Quảng Ninh
Kinh nghiệm đi Yên Tử Quảng Ninh

Không chỉ có 3 ngôi chùa trên, đến đây, bạn còn được tham quan một số địa điểm du lịch Yên Tử khác như chùa Bảo Sái, am Ngọa Vân, tượng đá Yên Kỳ Sinh, bàn cờ tiên, các khu du lịch sinh thái Thác Bạc, Tháp Tổ, Thác Vàng,.. và đặc biệt, bạn không thể bỏ qua đó là thiền viện lớn nhất Việt Nam đó là Trúc Lâm Yên Tử.

>>> Dịch vụ cho thuê xe đi Cửa Lò của Vạn An Giá Tốt Nhất