Những điều kiêng kỵ phổ biến trong lễ cưới theo văn hóa Việt Nam

Đám cưới là một trong những sự kiện trọng đại, thiên liêng của cuộc đời mỗi con người. Theo quan niệm của người Việt, để tiệc cưới diễn ra suôn sẻ, tránh những điều không may mắn, để đôi uyên ương sống yên ấm đến đầu bạc răng long thì có rất nhiều điều cần phải kiêng kỵ trong lễ cưới. Cùng thuê xe Vạn An tìm hiểu chi tiết về vấn đề này tại bài viết dưới đây.

Người Việt kiêng cưới vào tháng 7 âm lịch?

Vì sao người Việt kiêng cưới vào tháng 7 âm lịch? Theo quan niệm dân gian, tháng 7 âm chính là tháng cô hồn, đây là tháng mà những người theo đạo Phật chỉ ăn chay và niệm phật. Người xưa không tổ chức hỷ sự vào tháng này vì cho rằng sẽ có nhiều xui xẻo đến với gia đình.

Người Việt luôn tránh 7 tháng âm khi muốn tổ chức lễ cưới kiêng kỵ trong lễ cưới

Người Việt luôn tránh 7 tháng âm khi muốn tổ chức kiêng kỵ trong lễ cưới

Bên cạnh đó, đây còn là tháng các hồn ma được phép lên dạo chơi trên dương gian, sự xuất hiện của các âm linh trên dương trần dù muốn hay không chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người phàm. 

Tuy nhiên, đó chỉ là quan niệm dân gian, người xưa vẫn cứ ngầm khẳng định và đặt ra những điều kiêng kỵ trong lễ cưới như thế. Thực tế, vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng các âm hồn sẽ trở lại dương gian vào tháng 7 âm, những linh hồn xấu sẽ quấy nhiễu các cuộc vui của người phàm vào tháng này. Đây vừa là 1 sự thú vị trong văn hóa những cũng làm nhiều sự việc kiêng kỵ trong lễ cưới ảnh hưởng đến cuộc sống, mất đi sự thoải mái của những tháng bình thường.

Theo quan niệm của nhà Phật trong văn hóa Việt Nam, hoàn toàn không có khái niệm “tháng cô hồn” và tháng 7 âm lịch không phải tháng xấu, ngược lại, tháng này mang một ý nghĩa lớn hơn rất nhiều, là dịp đại lễ “Vu Lan Báo Hiếu”, để mỗi người báo đáp công ơn sinh thành của cha mẹ. Vì thế, các cặp đôi tổ chức đám cưới vào dịp này còn giúp buổi tiệc trở nên đặc biệt hơn rất nhiều.

Kiêng kỵ về màu sắc trong trang phục lễ cưới

Không chỉ gia đình 2 bên cần chú ý những điều kiêng kỵ trong lễ cưới, khách dự tiệc cưới cũng cần tránh những kiểu trang phục tối kỵ khi dự tiệc cưới. 

  • Đầu tiên là tuyệt đối tránh “cả cây đen”, bởi theo quan niệm phương Đông, màu đen thể hiện sự u tối, điềm xấu nên trong tiệc cưới phần lớn mọi người sẽ tránh màu đen.
  • Tránh mặc váy dài trắng vì theo quan niệm, màu trắng trong ngày này là “độc quyền” của cô dâu. Kể cả khi cô dâu chọn váy cưới màu, bạn cũng không nên diện màu trắng nhằm tránh trường hợp khách mời chưa biết mặt cô dâu sẽ gây nhầm lẫn.

Kiêng kỵ trong lễ cưới về lễ vật trong đám cưới truyền thống

Một số đồ vật không nên đặt trong phòng tân hôn gồm đồ vật bị hỏng, rượu vang, thực vật có gai (xương rồng), búp bê trang trí, vật kỷ niệm của người cũ, hình ảnh người khác, vũ khí, vật sắc nhọn,… vì nó gây ảnh hưởng đến hòa khí của hai vợ chồng, theo phong thủy, nó tạo khí âm, không tốt cho việc khởi đầu một cuộc sống mới.

Mẹ không đưa con gái về nhà chồng

Thời phong kiến, với quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, cưới hỏi thường là việc bắt ép, người mẹ thương con gái bị gả đi xa nên thường thấy cảnh hai mẹ con ôm nhau khóc. Theo phong tục cưới truyền thống của người Việt, nước mắt biệt ly trong ngày cưới mang đến điều không tốt nên thường không cho mẹ đi theo tiễn con gái về nhà chồng.

Ngày xưa mẹ đẻ không được đưa con gái về nhà chồng

Ngày xưa mẹ đẻ không được đưa con gái về nhà chồng

Bên cạnh đó, có một số quan niệm sợ cô dâu bịn rịn bỏ về nhà theo mẹ đẻ đồng thời sợ cô dâu và mẹ đẻ tạo nên thế lực mạnh lấn át mẹ chồng nên thường chỉ có bố đưa cô dâu sang nhà chồng. 

Ngày nay, việc cưới hỏi hoàn toàn trên phương diện tự nguyện, không còn cảnh mẹ con bịn rịn, khóc lóc nhưng nhiều gia đình vẫn giữ phong tục này.

Kiêng kỵ về việc chọn ngày cưới: Làm thế nào để tránh điềm xấu?

Trong phong tục cưới xin, người Việt rất kiêng kỵ trong lễ cưới chọn ngày và kén giờ. Chính vì vậy, khi cặp đôi quyết định tiến đến hôn nhân, hai bên gia đình sẽ xem kỹ về giờ, ngày, tháng, năm sao cho tốt và hợp với tuổi hai vợ chồng để gặp nhiều may mắn, hạnh phúc, ăn nên làm ra. 

Trong đó, đặc biệt kiêng kỵ trong lễ cưới cưới vào năm kim lâu tức là năm cô dâu có số tuổi đuôi là 1, 3, 6, 8 để tránh rủi ro trong quan hệ vợ chồng như hôn nhân đổ vỡ, con cái hiếm muộn, khó nuôi sau này.

Kiêng làm vỡ đồ trong ngày cưới và ý nghĩa phong thủy

Trong đám cưới có rất đông quan khách nên chuyện đổ vỡ cũng khó tránh khỏi tuy nhiên bạn cần chú ý vì theo quan niệm xưa của ông bà, kiêng kỵ trong lễ cưới nhất là việc vỡ gương, cốc hay gãy đũa. Đây được xem là điềm báo cho cuộc sống hôn nhân sẽ không suôn sẻ, dễ chia ly… Nếu trong đám cưới chẳng may xảy ra những chuyện như vậy, người ta rất lo sợ và cảm thấy bất an.

Để tránh tình trạng này, gia đình nên sắp xếp đồ đạc gọn gàng, những đồ vật dễ võ nên cất đi hoặc để cẩn thận, tránh lối ra vào, tránh khu vực tập trung đông người.

Kiêng kỵ trong lễ cưới người vía nặng không được vào phòng tân hôn

Phòng tân hôn là nơi hai vợ chồng bắt đầu một cuộc sống mới, chính vì vậy, người ta kiêng những người sau không được vào phòng tân hôn: phụ nữ góa chồng, có thai, hay người có hôn nhân tan vỡ, người hiếm muộn con cái, người có tang… để tránh những điều bất lợi, không may cho đôi vợ chồng mới cưới.

Kiêng kỵ cô dâu khóc hoặc ngoái lại nhà mẹ đẻ sau khi rước dâu

Khi đã hoàn thành nghi lễ, đón cô dâu theo chồng về nhà trai, cô dâu phải hướng thẳng mặt, đi về phía trước, tuyệt đối không quay đầu lại nhà bố mẹ để hay có thái độ quyến luyến, khóc lóc không muốn chia tay gia đình. Bởi nhiều người quan niệm, con dâu đã theo chồng mà còn vương vấn gia đình sau này sớm bỏ chồng về nhà đẻ hoặc không chu toàn công việc nhà chồng.

Không quên rải kim và tiền lẻ, gạo muối, cau trầu dọc đường

 Ông bà xưa quan niệm, khi đón dâu đi qua các cây cầu, ngã 3, ngã tư, 5, 7, cô dâu phải vứt/rải gạo, muối, kim, tiền lẻ, cau trầu xuống với mong muốn cuộc sống mới sẽ luôn suôn sẻ, giàu sang, hạnh phúc và may mắn sau này cũng như để giải trừ xui xẻo.

Rải tiền lẻ, muối nhằm xua đuổi chuyện xấu kiêng kỵ trong lễ cưới

Rải tiền lẻ, muối nhằm xua đuổi chuyện xấu, không may

Bài viết liên quan:

Không dùng giường cũ làm giường tân hôn

Giường tân hôn cần mua giường mới để tránh những điều không may sau này. Bên cạnh đó, gia đình cũng nên chú ý vài điều sau:

  • Người trải chiếu cho giường tân hôn phải là người tốt vận (phụ nữ trung niên, có gia đình ấm êm hạnh phúc, đủ con trai, con gái) thì mới mong sinh con khỏe mạnh, dễ nuôi.
  • Không cho người khác ngồi lên giường tân hôn vì như thế sẽ lấy hết lộc, đem lại những điều không may mắn cho vợ chồng mới.

Trên đây là những điều kiêng kỵ trong lễ cưới trong phong tục cưới của các vùng miền ở Việt Nam. Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo vì tùy vào phong tục của từng nơi.

Chiếc xe hoa, chở các thành viên trong gia đình, bạn bè sẽ là yếu tố giúp buổi lễ cưới diễn ra được trọn vẹn nhất. Vạn An chuyên cung cấp dịch vụ cho thuê xe cưới với giá hấp dẫn, xe đời mới, cao cấp, đảm bảo sự lịch sự và sang trọng. Đội ngũ tài xế chuyên nghiệp, có nhiều năm lái xe, tác phong chỉn chu, đảm bảo không có sai sót trong quá trình phục vụ.

Nếu bạn vẫn còn phân vân chưa biết nên thuê xe 16 chỗ là phù hợp, liên hệ nhân viên tư vấn Vạn An để được hỗ trợ sớm nhất.

Mọi chi tiết liên hệ: https://zalo.me/0965372786

Rate this post