Tiếp nối lễ chùa Hương 2023, Thuê Xe Vạn An xin hướng dẫn du khách chi tiết lịch trình và kinh nghiệm du lịch Yên Tử 2 ngày mà theo lịch này, bạn sẽ có một chuyến hành hương về cõi Phật vô cùng thảnh thơi, thư thái. Hãy cùng Thuê Xe Vạn An khám phá chuyến đi này ngay hôm nay.

Một thoáng Yên Tử
Một thoáng Yên Tử

Núi Yên Tử ở đâu?

Núi Yên Tử, được biết đến với sự linh thiêng và lịch sử đặc biệt, nằm tại ranh giới của hai tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh ở vùng Đông Bắc Việt Nam. Đỉnh núi cao 1.068m so với mực nước biển, thuộc dãy núi Đông Triều. Núi Yên Tử được vinh danh là một khu bảo tồn thiên nhiên do hệ thống động thực vật phong phú và đa dạng của nó. Từ xa xưa đến nay, nó vẫn là một biểu tượng của tâm linh và văn hóa Phật giáo tại Việt Nam.

chua-yen-tu-3

Yên Tử trở thành trung tâm Phật Giáo khi vua Trần Nhân Tông, sau khi từ bỏ ngai vàng của vị trí vua, một trái tim chuyển hóa, bước vào cuộc hành trình tu hành và sự thanh tịnh. Khi truyền ngôi, ông thành lập một dòng Phật giáo đặc biệt gọi là dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử.

chua-yen-tu-4

Năm 2008, Yên Tử cùng ba địa danh khác được chọn là những điểm hành hương quan trọng cho các đại biểu tham dự lễ Phật Đản thế giới đầu tiên tại Việt Nam.

Lễ hội chùa Yên Tử

Hội Yên Tử diễn ra hàng năm từ ngày 10 tháng giêng đến hết tháng 3 theo lịch âm. Thời điểm này, theo kinh nghiệm du lịch Yên Tử 2 ngày, thu hút nhiều du khách đến để cầu tài, cầu lộc. Lễ hội bắt đầu với các nghi lễ trọng thể và sau đó diễn ra cuộc hành hương đến chùa Đồng ở đỉnh núi, thu hút hàng vạn người. Du khách đến Yên Tử để tách mình khỏi cuộc sống thường ngày và thực hiện cuộc hành hương tâm linh giữa vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ của núi rừng.

Du khách đổ về lễ chùa Yên Tử
Du khách đổ về lễ chùa Yên Tử

Thời gian điểm thích hợp đi Yên Tử

  • Thời điểm trong lễ hội Yên Tử: Đi từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch, là mùa lễ hội chính của Yên Tử. Thời điểm này vô cùng đông người tuy nhiên bù lại bạn được tham gia nhiều các hoạt động lễ hội đầu năm đặc sắc ở nơi đâ

Các bạn trẻ check-in trên đường lên chùa Đồng.

Các bạn trẻ check-in trên đường lên chùa Đồng.

  • Thời điểm ngoài lễ hội: Những ngày khác Yên Tử thường vắng vẻ hơn, không gian yên tĩnh,…

Đường đi đến Yên Tử 

Trên đường hành hương về Yên Tử.
Trên đường hành hương về Yên Tử.

Du khách đi từ Hà Nội thường thuê theo đoàn, thuê xe du lịch giá rẻ Vạn An là tốt nhất . Thuê xe Vạn An sẽ đón bạn tận nơi ở Hà Nội.Sau đó tới đền Trình ở quốc lộ 18. Sau đó đến chân núi Yên Tử.

Cổng vào di tích Yên Tử
Cổng vào di tích Yên Tử

Điểm tham quan ở Yên Tử

Một số điểm tham quan bạn có thể ghé qua trong lịch trình kinh nghiệm du lịch Yên Tử 2 ngày đó là:

Suối Giải Oan

Một cây cầu đá xanh nối hai bờ suối. Cầu dài 10m, có kiến trúc không cầu kì nhưng toát lên vẻ đẹp cổ kính, vững chãi.

Bí ẩn suối Giải oan trên đỉnh thiêng Yên Tử
Bí ẩn suối Giải oan trên đỉnh thiêng Yên Tử

Chùa Trình/ đền Trình

Điểm đầu tiên bạn dừng chân là ngôi đền Trình nằm bên dòng suối nhỏ. Khi vua Trần Nhân Tông qua đây, Người đã xuống suối tắm với ý định rũ sạch bụi trần và thắp hương trong đền trước khi vào đất Phật. Từ đó con suối được mang tên là Suối Tắm và ai đi qua đây cũng vào tham quan tại tại ngôi đền.

chua-trinh-den-trinh-yen-tu

Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử

Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử là một trong những tu viện lớn nhất tại Việt Nam. Đây là nơi Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông xuất gia thành đạo và sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử hiện lên uy nghiêm giữa đất trời vùng Đông Bắc với cổng tam quan được xây dựng hai tầng và tám mái. Khuôn viên thiền viện được chia thành hai phần là nội viện và ngoại viện. Bao gồm các công trình như: Chính điện, Tổ đường, Lầu chuông, Lầu trống, Thiền đường, Trai đường, Thư viện, Nhà trưng bày, Nhà khách tăng, Nhà khách ni, Tháp Phật, Hồ Tĩnh Tâm…

Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử
Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử

Cầu Giải Oan, chùa Giải Oan

Nơi thờ các cung nữ, phi tần của vua Trần Nhân Tông. Vì quá yêu vua, muốn lên núi cầu xin vua trở lại triều đình không được, các bà đằm mình xuống suối tự vẫn.

chua-giai-oan

Tháp Huệ Quang

Nơi cất giữ một phần xá lị của vua Trần Nhân Tông, phần còn lại được thờ ở khu đền Trần tại Nam Định.

Ngược dòng thời gian khám phá vườn tháp Huệ Quang
Ngược dòng thời gian khám phá vườn tháp Huệ Quang

Chùa Hoa Yên

Đây là chùa trung tâm, lớn nhất khu di tích Yên Tử. Khi xưa chùa Hoa Yên là nơi Phật Hoàng giảng đạo.

hoa yen1

Chùa Một Mái

Đây là nơi thờ Phật Quán Thế Âm, ở đây có khe nước uống rất mát.

Chùa Một Mái Yên Tử -Độc đáo và duy nhất.
Chùa Một Mái Yên Tử – Độc đáo và duy nhất.

Chùa Bảo Sái

Ngôi chùa mang tên một Thiền sư từng tu hành ở đây. Đó chính là đệ tử đầu tiên, thân tín của Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông

chùa bảo sái

Chùa Vân Tiêu

Vân Tiêu ở đây tức là tầng mây, Chùa có ý nghĩa là Chùa trong tầng mây. Chùa tọa lạc ở phía tây dãy núi Yên Tử. Dãy núi như tường thành chắn ngang luồng gió biển thổi vào, hơi nước ngưng đọng lại thành tầng tầng, lớp lớp mây bao phủ, nhè nhẹ trôi. Ngôi Chùa lúc ẩn, lúc hiện trong những tầng mây ấy. Đây là nơi tu luyện của các vị tăng sỹ.

chua-van-tieu

 An Kỳ Sinh và tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông

Tượng Đức Phật Hoàng nằm trên núi Yên Tử với độ cao khoảng 900m so với mực nước biển. Bức tượng được đúc bằng đồng để tưởng nhớ công ơn xây dựng đất nước, chống giặc ngoại xâm và sáng lập ra Thiền Phái Trúc Lâm của Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông.

Tượng Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông trên đỉnh núi
Tượng Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông trên đỉnh núi

Tượng đồng được đúc theo mẫu tượng Đức Phật Hoàng ở Tháp tổ Huệ Quang. Ngự trên đài sen, tượng Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông đang trong tư thế ngồi tĩnh tại, hai tay bắt quyết, thân đắp y, gương mặt hiền từ thoát tục. Bện đá dưới tượng còn được trang trí tinh xảo bằng hoa văn rồng thời Trần và hoa cúc.

Chùa Đồng

Chùa Đồng trên đỉnh núi Yên Tử có độ cao 1068 mét so với mực nước biển. Đây chính là ngôi chùa được đúc bằng đồng có quy mô lớn nhất tại châu Á. Từ bên ngoài chùa Đồng nhìn xuống bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh sắc tuyệt vời núi non và mây trời Yên Tử.

Chùa Đồng được đúc theo nguyên mẫu của chùa Dâu Keo, Bắc Ninh. Ngôi chùa có tổng diện tích khoảng 20 mét vuông và nặng 70 tấn. Chùa Đồng có bốn mái lợp ngói mũi hài, các đầu đao được trang trí họa tiết rồng thời Trần. Bên trong chùa Đồng là nơi đặt tượng thờ đức Phật Thích Ca và ba vị Tam Tổ Trúc Lâm ngự trên đài sen.

chua dong

Lịch trình tham quan Yên Tử

  • Ngày 1: Lịch trình tham quan: Thiền viện – cầu Giải Oan – chùa Giải Oan – chùa Hoa Yên – chùa Một Mái – chùa Bảo Sái – An Kỳ Sinh và tượng Phật Hoàng – chùa Đồng – An Kỳ Sinh – chùa Bảo Sái (xuống cáp treo) – chùa Hoa Yên – chùa Giải Oan – xuống lại bãi gửi xe.
  • Ngày 2: Tham quan chùa Ba Vàng, chiều lên xe về Hà Nội.

Giá vé dịch vụ ở Yên Tử

  • Giá vé buýt 16 chỗ từ đền Trình vào Yên Tử: 20.000 đồng/ lượt
  • Giá vé xe điện từ bãi đỗ xe vào chân núi: 10.000 đồng/ lượt
Xe điện phục vụ du khách
Xe điện phục vụ du khách
  • Phòng ngủ riêng: từ 150.000 đến 500.000 đồng/ phòng.
  • Phòng ngủ tập thể: từ 100.000 đến 180.000 đồng/ giường
  • Dịch vụ nhà hàng: từ 40.000 đến 80.000 đồng/ suất ăn (có cả ăn chay và ăn thường).

Giá vé cáp treo ở Yên Tử

Mùa lễ hội (từ tháng1 đến tháng 3 Âm lịch): từ 5h đến 20h hàng ngày.

Ngoài mùa lễ hội (từ tháng 4 đến tháng 12 Âm lịch): Từ 7h đến 18h hàng ngày.

Nếu đi cáp treo bạn nên mua trọn 2 tuyến, đi cáp treo chỉ lên đến tượng An Kỳ Sinh vẫn phải leo bộ một đoạn khoảng 200 m đường mòn. Cách mà nhiều người đi nhất là leo bộ lên chùa Đồng rồi mua cáp treo 1 chiều xuống, không nên mua cáp treo giữa đường vì giá đắt.

  • Tuyến 1 (Giải Oan – Hoa Yên): Một chiều 120.000 đồng/ người – Khứ hồi 200.000 đồng/ người
  • Tuyến 2 (Một Mái – An Kỳ Sinh): Một chiều 120.000 đồng/ người – Khứ hồi 200.000 đồng/ người
  • Cả 2 tuyến: Một chiều 120.000 đồng/ tuyến/ người – Khứ hồi: 280.000/ người

Lưu ý: Miễn phí vé cho trẻ em dưới 6 tuổi (cao dưới 1m2), người già trên 70 tuổi (mang theo giấy tờ tùy thân), tăng ni, thương binh (xuất trình thẻ).

Vật dụng cần chuẩn bị

Từ kinh nghiệm du lịch Yên Tử 2 ngày, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng những vật dụng sau:

Tiền

Nên chuẩn bị một ít tiền mặt để tiêu nhưng không nên mang quá nhiều vì khi đông người rất dễ bị kẻ gian móc túi.

Giày

Du khách nên chọn những loại giầy đế thấp, giày leo bộ, giày thể thao vì thường đường đi bộ khá dài, nhiều dốc cao, bậc đá, có đoạn leo đường mòn. Hoặc du khách có thể gửi giầy, mua hoặc thuê dép ở chân núi.

Ba lô

Balô nên chuẩn bị những đồ dùng thiết yếu nhưng không nên quá nhiều như đồ ăn, nươc uống, khan giấy… đủ dùng để tránh mất sức khi phải leo bộ khá nhiều.

Quần áo

Chú ý trang phục ngay ngắn, tránh phản cảm vì đây là nơi linh thiêng có rất nhiều những quy định nghiêm ngặt về trang phục. Khi đi chỉ cần bạn mặc trang phục gọn nhẹ, đủ ấm, nên mang áo khoác nhẹ để khi leo có thể buộc áo quanh người hoặc cho vào ba lô.

Nước

Bạn nên mang 2 chai nước khoáng vừa để mang theo uống dọc đường vì nước bán trên núi đắt hơn rất nhiều lần so với giá niêm yết.

Đồ ăn

Một số loại đồ ăn bạn có thể mang để ăn trưa như bánh mì sữa, bánh mì giò, xôi… Ngoài ra, bạn có thể ăn trưa trên núi với xúc xích, ngô, khoai, phở… tuy nhiên giá cao hơn bình thường.

Gậy

Nếu bạn đi bộ nên mua một chiếc gậy tre dưới chân núi giá 5.000 đồng. Có cây gậy này bạn leo đỡ mất sức, đặc biệt khi xuống sẽ không bị đau khớp gối.

Trên đây là lịch trình và một số thông tin quý báu về kinh nghiệm du lịch Yên Tử trong vòng 2 ngày. Hy vọng rằng, thông qua bài viết này, quý du khách đã có đủ kiến thức và chuẩn bị tốt để khám phá đất Phật thánh thiêng.Thuê Xe Vạn An tin rằng Yên Tử sẽ là một điểm đến quan trọng trong hành trình tâm linh và giúp bạn tìm thấy sự thanh thản trong cuộc sống. Để biết thêm chi tiết về giá thuê xe du lịch Yên Tử – Ba Vàng, quý khách vui lòng xem thêm tại trang web của chúng tôi. Chúng tôi xin kính chúc quý du khách có một năm mới tràn đầy sức khỏe và hạnh phúc.

Công ty TNHH Ô Tô Dịch Vụ Vạn An

Mã số thuế: 0110083961

Địa chỉ: P101 nhà E8, Thành Công, Ba Đình, HN

VPGD: Phòng 507 – E5 Thành Công, Ba Đình, Hà Nội

Hotline: 0989403456 – 0962644867

Email: thuexevanan@gmail.com