Khám Phá Những Lễ Hội Du Xuân Giáp Thìn 2024

Lễ hội mùa xuân ở Việt Nam là một trong những nét đẹp văn hóa và tâm linh đậm đà bản sắc dân tộc. Sau mỗi dịp Tết Nguyên đán, các lễ hội du xuân trên khắp đất nước bắt đầu được khai hội. Lễ hội mùa xuân ở Việt Nam là một trong những nét đẹp văn hóa và tâm linh đậm đà bản sắc dân tộc. Các lễ hội mỗi vùng miền có đặc trưng riêng luôn thu hút được đông đảo du khách trong và ngoài nước đến chiêm bái, tham quan.

Xem thêm: Bảng giá thuê xe lễ hội 2024

Dưới đây là những lễ hội mùa xuân nổi tiếng, đặc sắc ở miền Bắc Việt Nam. Hãy cùng Du lịch núi Việt khám phá để lựa chọn cho mình những lễ hội phù hợp nhất để du xuân đầu năm và gặp nhiều may mắn nhé.

1 . LỄ HỘI YÊN TỬ – MÙNG 10 THÁNG GIÊNG

Là một trong những trung tâm Phật giáo của Việt Nam, Yên Tử mỗi năm vào mùa lễ hội thu hút hàng trăm nghìn lượt khách hành hương. Lễ hội Yên Tử được tổ chức hàng năm bắt đầu từ ngày 10 tháng giêng và kéo dài hết tháng 3 (âm lịch). Đến với lễ hội du khách sẽ được thử thách leo núi để được chạm tới ngôi chùa làm bằng đồng nằm trên đỉnh non thiêng.

Khám Phá Những Lễ Hội Du Xuân Giáp Thìn 2024

2. LỄ HỘI CHÙA HƯƠNG – MÙNG 6 TẾT ÂM LỊCH 

Đây là lễ hội thu hút sự chú ý nhiều nhất của nhân dân cả nước mỗi dịp Xuân về. Theo thông lệ, Lễ hội Chùa Hương thường được khai hội vào ngày 6 tháng Giêng và kéo dài đến hết tháng 3 Âm lịch, thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, lễ hội chùa Hương là một trong những lễ hội đông và kéo dài nhất cả nước. Đến đây, du khách không chỉ được tham gia vào hành trình về cõi Phật mà còn được đắm mình trong không gian của non nước mênh mông với hàng giờ ngồi thuyền ngắm cảnh.
Trước hội, phần lễ thường diễn ra vào ngày mùng 4. Hai quả pháo lớn tượng trưng cho pháo Nhất, pháo Nhì được các thanh niên trai tráng trong làng rước từ nhà ông đám trưởng (Trưởng Ban Khánh tiết) ra đình cùng với đoàn tế hàng trăm người trong sự chứng kiến và háo hức của hàng nghìn khách thập phương.

Khám Phá Những Lễ Hội Du Xuân Giáp Thìn 2024
Các hoạt động văn hoá thể thao xung quanh khu vực diễn ra hội làng cũng không kém phần sôi nổi như hát quan họ, hát tuồng cùng các cuộc so tài môn cầu lông, bóng chuyền, cờ tướng, chọi gà…

3. LỄ HỘI CỔ LOA – MÙNG 6 TẾT ÂM LỊCH 

Được tổ chức vào mùng 6 Tết Âm lịch, lễ hội Cổ Loa diễn ra tại xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội nhằm tưởng nhớ Thục Phán An Dương Vương – người có công xây dựng nhà nước Âu Lạc, định đô tại Cổ Loa. Nhắc đến lễ hội Cổ Loa không thể không nhắc đến truyền thuyết về nỏ thần và mối tình Mỵ Châu – Trọng Thủy. Điểm nhấn của lễ hội là nghi thức rước Văn, tế lễ và rước thần của “bát xã” – nơi thờ Thục Phán nhằm tưởng nhớ vị thánh linh, cầu an, cầu hạnh phúc cho mọi nhà.

Khám Phá Những Lễ Hội Du Xuân Giáp Thìn 2024

4. LỄ HỘI GIÓNG – MÙNG 6 VÀ MÙNG 8 TẾT ÂM LỊCH 

Khai hội vào ngày 6/1 âm lịch hàng năm. Lễ hội đền Gióng được tổ chức tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (Hà Nội). Theo truyền thuyết đây chính là nơi dừng chân cuối cùng của Thánh Gióng trước khi bay về trời. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ khai quang, lễ rước, lễ dâng hương, dâng hoa tre lên đền Thượng, nơi thờ Thánh Gióng .
Trong đó, 2 lễ hội tiêu biểu là hội Gióng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội – nơi sản sinh ra người anh hùng huyền thoại Thánh Gióng, khai hội mùng 8 Tết Âm lịch và hội Gióng ở đền Sóc, xã Phù Linh, Sóc Sơn, Hà Nội – tương truyền là nơi dừng chân cuối cùng trước khi Thánh Gióng về trời (mùng 6 Tết Âm lịch).

lễ hội gióng

5. LỄ HỘI XOAN – MÙNG 7 TẾT ÂM LỊCH

Hội Xoan là lễ hội suy tôn bà Xuân Nương, một nữ tướng của Hai Bà Trưng. Hội Xoan được tổ chức vào ngày 7 – 10/1 âm lịch tại xã Hương Nha, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.

Khởi đầu lễ hội là tiệc cầu Xuân dâng Thành hoàng, theo truyền thống dọn cỗ chay, có củ mài và mật ong. Tục truyền việc mổ trâu “nồi da xáo thịt” diễn lại tích năm tướng của vua Hùng thờ thần sông mà thoát nạn, khi lên bờ tìm trâu mổ thịt, lấy da làm nồi nấu để tế thần sông.
Mồng 10 tháng Giêng diễn trò trình nghề ở bãi sông trước đình làng. Các vai diễn cày, bừa, gieo mạ, tát nước, bán con ngài tằm, bán bông rất hấp dẫn.

6. LỄ HỘI LIM – 13 THÁNG GIÊNG ÂM LỊCH 

Lễ hội Lim là một lễ hội lớn đầu xuân vùng Kinh Bắc được tổ chức tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, khai hội vào ngày 13 Tết Âm lịch. Hội Lim là nơi diễn ra nhiều nghi lễ và tục trò dân gian nổi tiếng, trong đó có tục hát thờ hậu.
Ngoài ra, phần hội cũng gồm nhiều trò chơi dân gian nổi tiếng như đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt cửi, nấu cơm. Đặc sắc hơn cả là phần hát hội – nơi các liền anh liền chị đi trên thuyền, thi đối đáp bằng những làn điệu quan họ đậm chất nghĩa tình.

7. LỄ HỘI ĐỀN TRẦN – 14 THÁNG GIÊNG TẾT ÂM LỊCH 

Lễ hội ở đền Trần thường diễn ra 3 ngày, từ 13 đến 15 tháng Giêng hằng năm. Hội mở đầu bằng lễ khai ấn bắt đầu từ giờ Tý (giữa đêm). Ấn được phát tại 3 nhà là nhà Giải Vũ, nhà trưng bày đền Trùng Hoa và một điểm trong khu vực vườn cây đền Trần. Thời gian gần đây, ngày càng nhiều người tới hành lễ tại đền Trần vào dịp hội để xin/mua được tờ ấn với mong ước sẽ được thăng tiến trong nghề nghiệp.

Mỗi năm mùa lễ hội chỉ diễn ra một lần, còn chần chừ gì mà không cùng Vạn An khám phá ngay thôi.

 

 

Rate this post

Đặt xe

HOTLINE 10989.403.456 HOTLINE 20962.644.867 CHAT ONLINE