Lễ ăn hỏi là một trong các thủ tục của đám cưới truyền thống của người Việt, đây là việc vô cùng quan trọng và cần thiết đối với mỗi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách tổ chức lễ ăn hỏi sao cho chuẩn, đúng thủ tục. Cùng Vạn An tìm hiểu chính xác về thủ tục này tại bài viết dưới đây.
1 Lễ ăn hỏi là gì?
Lễ ăn hỏi hay còn gọi là lễ đính hôn, một số nơi còn gọi là lễ nạp tài, là một nghi thức quan trọng trong phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt. Đây là buổi lễ chính thức để hai gia đình gặp mặt, trao đổi sinh lễ và chính thức xác nhận mối quan hệ hôn nhân của cô dâu và chú rể trước sự chứng kiến của quan viên 2 họ và bạn bè.
Lễ ăn hỏi quan trọng tương đương lễ cưới
Lễ ăn hỏi không chỉ là thủ tục đơn thuần mà nó còn mang nhiều ý nghĩa văn hóa, tâm linh sâu sắc, thể hiện sự kính trọng của đôi bên gia đình với nhau, sự trang trọng và tôn kính đối với tổ tiên. Đồng thời, lễ ăn hỏi còn là dịp để hai gia đình thể hiện sự cam kết, gắn kết và cùng nhau xây dựng tương lai.
Lễ ăn hỏi có từ rất lâu trong truyền thống hôn nhân của người Việt, xuất phát từ quan niệm, tập quán lâu đời của người dân trong nền văn hóa lúa nước. Lễ ăn hỏi là một bước trong quy trình hôn nhân gồm lễ chạm (dạm) ngõ, lễ ăn hỏi, lễ cưới và lễ lại mặt. Trong đó, lễ ăn hỏi được xem là bước quan trọng, đánh dấu mối quan hệ chính thức giữa 2 bên gia đình và chuẩn bị cho hôn lễ.
Trước đây, lễ ăn hỏi thường tổ chức trước lễ cưới 1,2 tháng. Tuy nhiên, các phong tục ngày nay được nới lỏng nên tùy hai bên gia đình xem ngày để chọn phù hợp. Một số trường hợp do thời gian cưới hỏi quá gấp, nhà chú rể quá xa, nhà trai có thể xin phép nhà gái tổ chức lễ ăn hỏi và lễ cưới trong cùng 1 ngày để giảm công sức đi lại cũng như tiết kiệm chi phí.
2 Trình tự trong lễ ăn hỏi truyền thống
Không phải ai cũng có kinh nghiệm trong ngày lễ ăn hỏi, nhất là khi có nhiều thủ tục, cô dâu chú rể lại đang hạnh phúc lâng lâng, việc quên, nhầm là dễ gặp phải. Vậy nên, hãy lưu trình tự này lại để đến ngày áp dụng nhé.
- Rước mâm lễ vật ăn hỏi: dù thành phần hay số lượng mâm lễ ăn hỏi có khác nhau tùy từng vùng miền, địa phương thì nghi thức rước sính lễ từ nhà trai sang nhà gái là vẫn cực quan trọng trong bất kỳ lễ ăn hỏi nào.
- Gặp gỡ và trao nhận sính lễ ăn hỏi: khi đoàn nhà trai rước mâm lễ đến nhà gái, đại diện hai gia đình sẽ chính thức chào hỏi, trao nhận lễ vật, đồng thời trao mỗi thành viên bê lễ một bao lì xì đỏ tượng trưng cho sự may mắn và lời chúc về tình duyên cho người đã giúp đỡ việc trao nhận tráp ăn hỏi.
Trao nhận sính lễ là nghi thức quan trọng trong buổi lễ ăn hỏi
- Cô dâu ra mắt: sau bước chào hỏi, giới thiệu và trao nhận mâm lễ vật ăn hỏi, mẹ cô dâu sẽ lên phòng con gái để dắt tay con xuống ra mắt gia đình 2 bên. Khi đó, cô dâu sẽ rót trà mời các bậc trưởng bối và khách mời bên nhà trai và ngược lại, chú rể mời trà các thành viên trong nhà gái.
- Thắp hương gia tiên nhà gái: sau màn ra mắt hai họ, cặp đôi sẽ dâng lên bàn thờ gia tiên một ít lễ vật trong mâm quả ăn hỏi để thắp hương như 1 nghi thức xin phép và tỏ lòng biết ơn đối với ông bà tổ tiên trước khi chính thức về nhà chồng, đồng thời giới thiệu chú rể là con cháu trong nhà.
- Bàn bạc về đám cưới và lại quả: sau nghi thức thắp hương gia tiên, người lớn hai gia đình sẽ bàn bạc thêm về việc tổ chức lễ cưới, thống nhất ngày giờ cụ thể và nói về một số điều cần quan tâm trong ngày trọng đại của con trẻ. Lúc này, nhà gái cũng sẽ bắt đầu nghi thức lại quả, tức là chia bớt 1 phần sính lễ ăn hỏi đã nhận để nhà trai mang nhà. Khi chia quả, tuyệt đối phải để ngửa nắp tráp, không được úp lại. Dù kế hoạch cưới hỏi đã được hai bên gia đình sắp xếp xong từ trước nhưng quy trình bàn bạc và thống nhất vẫn cần nhắc lại lần nữa vì nó là quy trình và cũng là điều quan trọng, bàn lại để tránh có thiếu sót.
- Tổ chức tiệc hoặc dùng cơm thân mật: để kết thúc lễ ăn hỏi, nhà gái thường sẽ chuẩn bị một bữa cơm thân mật hoặc bữa tiệc mặn nhỏ để mời các thành viên tham dự lễ ăn hỏi ở lại dùng bữa, đây như một lời cảm ơn và cũng thể hiện sự hiếu khách trong ngày vui của con gái.
Bài viết hữu ích:
- Ngày dạm ngõ là gì, tại sao nhà gái lại quan trọng nhất ngày này?
- Có 1-0-2 – Phong tục cưới hỏi độc đáo của các dân tộc Việt Nam: Bản sắc văn hóa đa dạng
- TOP 5 lý do tại sao giá thuê xe 29 chỗ tại Vạn An lại tốt hơn các đơn vị khác
- [TOP 1] Dịch vụ thuê xe 16 chỗ đám cưới thông dụng nhất – Báo giá chi tiết
3 Lễ ăn hỏi cần chú ý những điều gì?
Lễ ăn hỏi là thủ tục quan trọng trong đám cưới của các cặp đôi, nên ngoài việc chuẩn bị các nghi thức, cô dâu chú rể cũng cần chú ý những điều kiêng kỵ có thể mang lại xui xẻo, trắc trở trong ngày trọng đại cũng như cuộc sống về sau.
Dưới đây là những điều cần lưu ý trong lễ ăn hỏi:
- Kiêng chọn ngày giờ xấu: theo quan niệm dân gian, nếu tổ chức lễ ăn hỏi vào ngày hoặc giờ xấu sẽ đem lại xui xẻo cho cô dâu chú rể. Do đó, hai bên gia đình cần xem kỹ ngày giờ, tránh những giờ, ngày, tháng, năm hung (xấu) hoặc không hợp tuổi hai vợ chồng. Về điều này, gia đình có thể đi xem thầy, xem ở chùa hoặc lịch vạn niên.
Tránh những điều kiêng kị để lễ cưới được suôn sẻ, may mắn
- Kiêng cưới hỏi khi nhà có tang: từ trước đến nay, khi gia đình có tang sẽ hạn chế tổ chức những cuộc vui, trong đó có đám cưới. Nếu vẫn tổ chức cưới hỏi, cặp đôi có thể gặp nhiều thiệt thòi về các khâu tổ chức đồng thời theo quan niệm sẽ không may mắn về sau. Nếu chẳng may gia đình có người mới mất, cặp đôi có thể cân nhắc chờ bỏ tang (thời gian để tang ông và là 1 năm, bố mẹ là 3 năm) hoặc tổ chức cưới chạy tang (khi người nhà bắt đầu đau ốm hoặc chưa phát tang).
- Không nên để bàn thờ gia tiên sơ sài: bàn thờ gia tiên là nơi diễn ra lễ ăn hỏi (đính hôn) và chứng giám tìm cảm cho đôi vợ chồng mới của ông bà tổ tiên. Do đó, việc chuẩn bị kỹ lưỡng thể hiện lòng thành kính, cầu mong tổ tiên phù hộ cho cô dâu chú rể gặp nhiều may mắn. Trước lễ ăn hỏi, nhà gái cần dọn dẹp sạch sẽ, chuẩn bị lễ vật và trang trí bàn thờ gia tiên sao cho đẹp mắt. Về lễ vật, nên bày biện mâm cỗ cúng gồm gà luộc, xôi, rượu, hoa quả tươi và vàng mã. Bên cạnh đó có thể thuê đơn vị trang trí hoặc tự mình trang trí bàn gia tiên cho đẹp, ấm cúng.
- Tránh để người có tang tham gia lễ ăn hỏi: ngoài bản thân cô dâu chú rể, khách tham gia lễ ăn hỏi mà đang có tang cũng có thể mang lại xui xẻo cho cặp đôi.
- Kiêng dùng dao kéo trong lễ ăn hỏi: sau khi kết thúc lễ ăn hỏi, nhà gái sẽ lại quả nhà trai như lời cảm ơn đến gia đình. Khi chia lễ vật lại quả, nhà gái không nên dùng dao kéo vì có thể mang lại sự chia cắt cho cô dâu chú rể. Thay vào đó có thể dùng tay để xé và chuẩn bị số lượng lễ vật chẵn (thường là 10) để thể hiện sự có đôi có cặp trong hôn nhân.
- Kiêng đổ vỡ trong lễ ăn hỏi: trong lễ ăn hỏi cũng như lễ cưới, hai bên gia đình nên kiêng kỵ tối đa việc vỡ bát, cốc chén, gương hoặc gãy đũa vì theo quan niệm, điều này thường thể hiện sự đổ vỡ trong hôn nhân. Để tránh đổ vỡ, hai nhà nên sắp xếp đồ vật dễ vỡ cho gọn gàng, ngăn nắp và cẩn thận.
Như vậy, lễ ăn hỏi là bước quan trọng không kém so với lễ cưới. Do vậy, cặp đôi chuẩn bị tổ chức đám cưới cần chuẩn bị kỹ lưỡng, nắm rõ quy trình trong lễ ăn hỏi cũng như lưu ý những điều kể trên, nhất là điều số 3 để ngày trọng đại diễn ra suôn sẻ, may mắn.
Thuê Xe Cưới Chuyên Nghiệp – Sự Lựa Chọn Hoàn Hảo Cho Ngày Trọng Đại
Trong ngày cưới, mọi chi tiết đều cần sự hoàn hảo để tạo nên kỷ niệm đáng nhớ nhất cho cô dâu và chú rể. Việc lựa chọn xe cưới không chỉ là phương tiện đưa đón mà còn mang ý nghĩa như một biểu tượng cho sự bắt đầu của cuộc sống mới. Với dịch vụ thuê xe cưới của Vạn An, quý khách sẽ hoàn toàn yên tâm và hài lòng với những lựa chọn xe đa dạng, hiện đại, từ xe cao cấp cho đến các dòng xe truyền thống, phù hợp với phong cách riêng của từng cặp đôi.
Lý Do Nên Thuê Xe Cưới Tại Công Ty Vạn An
- Dàn xe đa dạng và cao cấp
Vạn An cung cấp nhiều dòng xe cưới sang trọng như Mercedes, BMW, Audi cùng các mẫu xe phổ biến như Toyota, Kia… đảm bảo đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng từ xe 4 chỗ đến xe lớn hơn. - Dịch vụ chuyên nghiệp và uy tín
Với đội ngũ nhân viên tận tâm và dày dạn kinh nghiệm, Vạn An cam kết phục vụ khách hàng chu đáo từ khâu tư vấn đến vận hành, đem lại sự thoải mái và yên tâm trong ngày trọng đại. - Chi phí hợp lý
Vạn An cung cấp dịch vụ xe cưới với giá cả cạnh tranh và linh hoạt theo nhu cầu thuê xe của khách hàng, mang lại trải nghiệm hoàn hảo mà không lo ngại về ngân sách. - Chất lượng xe luôn được đảm bảo
Tất cả xe cưới tại Vạn An đều được kiểm tra và bảo dưỡng kỹ càng trước khi đưa vào phục vụ, đảm bảo an toàn và tạo sự an tâm tuyệt đối cho cô dâu chú rể. - Dịch vụ trang trí xe cưới theo yêu cầu
Chúng tôi còn hỗ trợ trang trí xe theo yêu cầu riêng, với nhiều phong cách từ cổ điển, thanh lịch đến hiện đại, để tạo điểm nhấn riêng cho ngày cưới của bạn.
Liên Hệ Thuê Xe Cưới Vạn An
Nếu bạn đang tìm kiếm một dịch vụ thuê xe cưới đáng tin cậy, hãy liên hệ ngay với Công ty Vạn An để nhận được tư vấn chi tiết:
- Hotline: 0965372786
- Địa chỉ: Số nhà 22 ngõ 59 đường Quan Hoa, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.