Trình tự 6 bước (chi tiết) của lễ rước dâu và bảo bối cứu mạng chú rể

Để tổ chức một hôn lễ chu toàn nhất, các cặp đôi phải dành nhiều thời gian cũng như tâm huyết để vừa đảm bảo tiến độ, vừa chu toàn mọi thứ. Một trong những nghi thức quan trọng, diễn ra trước lễ thành hôn là rước dâu. Dưới đây là trình tự các bước trong lễ rước dâu và bật mí bảo bối có thể cứu mạng chú rể. Cùng Vạn An khám phá nhé.

Lễ rước dâu là gì?

Lễ rước dâu hay đón dâu được xem là một nghi lễ không thể thiếu trong đám cưới truyền thống của người Việt Nam ta. Nghi thức này thể hiện sự trân trọng và chân thành của nhà trai cũng như chú rể đối với gia đình cô dâu, mang ý nghĩa xin rước cô dâu về làm vợ.

Lễ rước dâu là nghi thức quan trọng trong đám cưới

Lễ rước dâu là nghi thức quan trọng trong đám cưới

Ý nghĩa của lễ rước dâu: có nhiều ý nghĩa đằng sau nghi lễ này, nhưng chung quy lại vẫn là hai bên gia đình và mọi người đều mong muốn đảm bảo mọi sự trong lễ cưới diễn ra tốt đẹp. Ngày xưa quan niệm rằng, nghi lễ rước dâu chuẩn bị chu đáo, tươm tất và đúng quy trình thì đời sống của vợ chồng cũng sẽ được suôn sẻ, hạnh phúc.

Checklist hoạt động cần chuẩn bị trước lễ rước dâu

Lễ rước dâu là nghi thức vô cùng quan trọng, bởi vậy, để hoạt động này diễn ra thuận lợi và như ý, bạn cần chuẩn bị trước những công việc sau đây:

  • Mời họ hàng tham dự lễ rước dâu: đừng quên việc lập danh sách và mời họ hàng tham dự nghi lễ rước dâu, đồng thời thống nhất số lượng có thể tham gia, kế hoạch về thời gian
  • Trang trí gia tiên nhà trai: bàn thờ gia tiên, cổng hoa, bàn ghế hai họ, hoa tươi, trà nước… là các hạng mục cơ bản nhà trai cần chuẩn bị để cử hành hôn lễ tại gia sau khi về từ nhà gái. 
  • Đặt ekip quay chụp: tùy vào nhu cầu muốn lưu lại kỷ niệm theo kiểu truyền thống hay phóng sự, gia đình và cặp đôi có thể đặt ekip chụp ảnh cưới hoặc quay phim sớm để tránh trường hợp studio kín lịch.
  • Chọn đội bê tráp: đội bê tráp không chỉ có trách nhiệm giúp nhà trai chuyển sính lễ xin dâu đến nhà gái mà còn là điểm nhấn góp phần làm cho buổi lễ thêm phần vui tươi và ấn tượng. Sẽ thật tuyệt vời nếu đội bê lễ là bạn bè, đồng nghiệp thân thiết. Trường hợp không đủ số lượng, có thể chọn dịch vụ thuê đội bê tráp.
  • Trang trí xe hoa: công tác này sẽ có trong dịch vụ thuê xe, bạn có thể chọn mẫu trang trí yêu thích và yêu cầu bên cho thuê trang trí theo mẫu.

Trình tự trong nghi lễ rước dâu

Trình tự lễ rước dâu trong đám cưới là một quy trình truyền thống và phức tạp, có nhiều bước với các nghi lễ quan trọng, cụ thể như sau:

Trao mâm quả – Bước đầu tiên trong trình tự lễ rước dâu

Trao mâm quả – Bước đầu tiên trong trình tự lễ rước dâu

Đúng giờ lạnh, họ nhà trai tiến đến khu vực trước cổng nhà gái. Đoàn nhà trai di chuyển theo thứ tự: bác đại diện (thường là trưởng tộc), rể phụ, bố mẹ chú rể, chú rể, đội bưng mâm lễ, cuối cùng là người thân trong dòng họ, bạn bè, đồng nghiệp.

Bác đại diện nhà gái (thường là trưởng tộc) và bố mẹ cô dâu đứng đợi sẵn trước cổng chào đón gia đình nhà trai. Đội bưng mâm lễ nhà trai và nhà gái đứng xếp thành 2 hàng chỉnh tề, đối diện nhau để chuẩn bị nghi thức trao lễ.

Trao mâm lễ là thủ tục quan trọng trong lễ rước dâu

Sau khi hai bác đại diện và bố mẹ hai bên chào hỏi nhau, đại diện nhà trai sẽ mời rượu – nghi thức đầu tiên của lễ rước dâu, để xin phép nhà gái. Xong thủ tục, thợ quay chụp ra tín hiệu để hai bên thực hiện nghi lễ trao mâm lễ. Hành động này thể hiện sự tôn trọng và lòng chân thành của gia đình nhà trai đối với nhà gái. Sau đó, nhà trai tiến vào bên trong gia tiên nhà gái.

Sau khi trao tráp, đội bê lễ  cùng nhau đỡ mâm quả vào trong nhà gái và đặt vào vị trí đã sắp xếp trước bàn thờ gia tiên.

Giới thiệu và mở mâm lễ mang lên bàn thờ gia tiên

Sau khi trao lễ, hai bên ổn định chỗ ngồi, uống nước và giới thiệu hai họ. Sau đó, đại diện nhà trai trình bày lý do buổi lễ, giới liệu lễ vật mang đến xin dâu.

Đáp lại lời phát biểu của nhà trai, nhà diện nhà gái sẽ bày tỏ lời cảm ơn đến những lễ vật nhà trai chuẩn bị và đồng ý cho gặp mặt cô dâu.

Cô dâu ra mắt hai bên gia đình

Sau khi nhận được sự đồng ý từ gia đình nhà gái, chú rể hoặc mẹ cô dâu sẽ vào phòng đón cô dâu ra ngoài khu vực làm lễ. Cặp đôi cùng nhau chào hỏi, ra mắt khách tham dự và tiến đến nghi thức chính của lễ rước dâu.

Dâu rể thực hiện nghi lễ gia tiên 

Sau khi ra mắt, đại diện nhà gái sẽ hướng dẫn cô dâu chú rể thực hiện nghi lễ quan trọng này. Mẹ cô dâu sẽ chọn một ít lễ vật nhà trai mang đến để dâng lên bàn thờ gia tiên như rượu, trà, bánh, trái cây. Sau đó, bố cô dâu thắp nén hương đầu tiên để khấn tổ tiên, trình bày lý do buổi lễ rước dâu, xin phép cho con gái về nhà chồng.

Tiếp đó, nếu gia đình nhà trai có mang đến đôi đèn Long Phụng thì dâu rể sẽ thực hiện nghi thức lên đèn. Sau đó, dâu rể cùng xé trầu cau dâng lên bàn thờ và thắp hương để ra mắt con rể mới, cầu mong tổ tiên phù hộ cho cuộc sống hôn nhân viên mãn. 

Nghi thức trao của hồi môn

Cô dâu và chú rể trao nhẫn cưới trước mặt gia tiên và quan viên hai họ. Mẹ chú rể trao cho con dâu những món trang sức đã mang đến và các phần quà tặng khác nếu có. Tiếp đến là ba mẹ cô dâu trao quà hồi môn cho con gái và quà cho con rể. Lúc này ba mẹ cô dâu sẽ có đôi lời dặn dò con gái và nhắn nhủ gửi gắm tới chú rể cũng như nhà trai.

Trao quả hồi môn làm vốn cho cuộc sống mới của cô dâu chú rể

Trao quả hồi môn làm vốn cho cuộc sống mới của cô dâu chú rể

Sau khi đã trao quà xong, dâu rể đi mời rượu hoặc trà ba mẹ và các thành viên trong hai họ để nhận lời chúc phúc và quà cưới của mọi người. Bạn bè của cô dâu nếu có tặng quà sẽ tặng sau khi người lớn đã trao quà xong hết. 

Sau khi xong thủ tục trao quà, đại diện nhà trai sẽ xin phép rước dâu về nhà trai và kết thúc lễ vu quy.

Bài viết hữu ích:

Lại quả – Trình tự cuối của lễ rước dâu

Trong lúc cô dâu chú rể mời rượu, đội bưng quả nhà gái sẽ mang mâm lễ vào phía trong để nhà gái chia quả. Mỗi lễ vật nhà gái để lại một phần cho nhà trai mang về. Lưu ý: tất cả lễ vật phải chia bằng tay, không dùng dao kéo để tránh quan niệm chia cắt. Lễ vật đặt trong mâm quả, nắp úp ngược lại, khăn trùm xếp lại bỏ trên nắp. Thủ tục này thể hiện sự đáp lại nồng thắm và chân thành của nhà gái.

Sau khi đại diện nhà trai xin phép rước dâu và chuẩn bị về, đội bê lễ đứng như ban đầu khi trao quả để thực hiện thủ tục trả quả. Cô dâu chú rể trao lì xì cho các bạn bê lễ hai bên. Cô dâu đi cùng nhà trai, nhà gái cũng đi đưa dâu qua nhà trai, lễ rước dâu hoàn thành. Khi về nhà trai, cô dâu chú rể tiếp tục thực hiện các nghi thức lễ gia tiên.

Ngoài các bước kể trên, một số vùng miền còn có phong tục mang về nhà chồng 7 hoặc 9 cây kim, có thể cài kim vào váy cưới hoặc cài lên vấn đội đầu, đơn giản hơn chỉ là gói vào một chiếc khăn mùi xoa của cô dâu. Một số nơi có thể thay kim bằng trâm cài tóc.

Truyền thuyết ngày xưa kể rằng, việc cô dâu mang kim về nhà chồng có nhiều ý nghĩa phòng tránh vấn đề “Thượng mã phong” – hay còn gọi là tai biến phạm phòng.

Trong đêm tân hôn, chú rể rất dễ gặp phải tình huống phạm phòng “thượng mã phong”. Nếu người vợ không biết cách xử lý thì nguy hiểm nhất có thể dẫn đến tử vong.

Theo nhân gian tương truyền, khi gặp tình huống trên, hãy giữ nguyên tư thế của cả hai vợ chồng. Dùng các cây kim cô dâu mang theo khi về nhà chồng, đâm vào “huyệt trường cường” của chồng, người chồng sẽ dần tỉnh lại.

Trên đây là thông tin về trình tự các bước của lễ rước dâu. Vạn An chuyên cung cấp dịch vụ cho thuê xe cưới, xe hoa các loại từ tầm trung đến cao cấp. Liên hệ zalo https://zalo.me/0965372786 để được tư vấn chi tiết.

Rate this post